Ông Cao Trọng Kim Trí cho rằng, dù đã có những sàn mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Shoppee, Tiki, nhưng chúng ta sẽ vẫn thấy ngày càng nhiều cửa hàng độc lập sử dụng công nghệ hiện đại để bán hàng online. Ông Cao Trọng Kim Trí, Phó tổng giám đốc KiotViet, đã […]
Ông Cao Trọng Kim Trí cho rằng, dù đã có những sàn mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Shoppee, Tiki, nhưng chúng ta sẽ vẫn thấy ngày càng nhiều cửa hàng độc lập sử dụng công nghệ hiện đại để bán hàng online.
Ông Cao Trọng Kim Trí, Phó tổng giám đốc KiotViet, đã có buổi nói chuyện với Asean Business về bối cảnh thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Việt Nam và Covid-19 đã gây ảnh hưởng ra sao.
Theo ông, xu hướng thương mại điện tử đang diễn ra ở Việt Nam là gì và phản ứng của các nhà bán lẻ truyền thống như thế nào?
Ông Cao Trọng Kim Trí: Việt Nam là một quốc gia có dân số sử dụng Internet và am hiểu công nghệ ngày càng cao, với tỷ lệ truy cập bằng di động lên đến 70%, chính vì vậy thị trường bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử tiếp tục phát triển theo cấp số nhân tại Việt Nam.
Ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, khi các cửa hàng bắt đầu tích hợp công nghệ vào hoạt động buôn bán hàng ngày. Các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đã và đang phát triển nhanh chóng trong 5 năm qua. Chúng tôi thấy rằng mối quan tâm đến việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số của các doanh nhân trẻ và người tiêu dùng ngày càng tăng.
Thương mại điện tử đang chiếm lĩnh những ngành hàng nào, và tại sao?
Ông Cao Trọng Kim Trí: KiotViet làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều ngành hàng đa dạng, bao gồm quần áo và may mặc, thực phẩm và đồ uống (F & B), điện tử, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi.
Chúng tôi đã chứng kiến sự chiếm lĩnh thị trường vượt trội của thương mại điện tử trong lĩnh vực quần áo và may mặc, cửa hàng tạp hóa, F&B và hàng điện tử. Phần lớn là các cửa hàng nhỏ từ 3 đến 10 nhân viên.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, mọi có thể truy cập Internet. Vì thế thương mại điện tử đang định hình lại thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Cùng với việc tham gia của các chuỗi cửa hàng nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ, những yếu tố này đang thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương số hóa để duy trì tính cạnh tranh.
Các cửa hàng bán lẻ truyền thống gây ra áp lực như thế nào đối với thương mại điện tử ở Việt Nam?
Ông Cao Trọng Kim Trí: Ở thị trường bán lẻ Việt Nam, các hình thức thương mại hiện đại như các chuỗi siêu thị, các siêu thị lớn… chiếm chưa đến 10%.
65% quốc gia vẫn là nông thôn. Vì vậy, 1,9 triệu cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn sẽ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần số hóa nhanh hơn, để theo kịp các xu hướng thay đổi. Những người tiêu dùng trẻ ở các thành phố lớn cũng như khu vực nông thôn ngày càng ưa chuộng việc mua bán trực tuyến từ hàng may mặc đến điện tử. Dù đã có những sàn mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Shoppee, Tiki, nhưng chúng ta sẽ vẫn ngày càng thấy nhiều cửa hàng độc lập sử dụng công nghệ hiện đại để bán hàng online.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tốc độ số hóa như thế nào?
Ông Cao Trọng Kim Trí: Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng mạnh do sự bùng phát của Covid-19. Điều này đã khiến công nghệ kỹ thuật số trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp – chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chúng ta đang chứng kiến các công ty và chính người tiêu dùng có sự thay đổi rất lớn từ nhiều khía cạnh trong việc sử dụng công nghệ số tại Việt Nam. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi chính hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, cũng như tư duy của Chính phủ.
Như một lẽ dĩ nhiên, giờ đây chúng ta có thể mua mọi hàng hóa online, việc số hóa chuỗi cung ứng đã trở thành xu hướng tất yếu. Đại dịch Covid-19 khẳng định rõ ràng rằng các công ty Việt Nam có thể thích nghi một cách nhanh chóng, và không gì có thể ngăn cản họ!